Nắng nóng là yếu tố làm gia tăng đột quỵ
Vào mùa hè nắng nóng, số trường hợp bị đột quỵ tăng lên, con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi theo dự báo thời tiết nắng nóng năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.
Nhiệt độ nắng nóng của môi trường khi vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể dẫn đến nhiều biến cố nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ tử vong.
Theo ghi nhận tại BV Nguyễn Trãi (năm 2019), vào những ngày cao điểm nắng nóng, bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì nhiều vấn đề sức khỏe do nắng nóng, chiếm gần hết số giường thực kê tại các khoa trong bệnh viện, thậm chí có nhiều ngày bệnh viện phải kê thêm giường để đảm bảo mỗi người bệnh một giường. Tháng 6 - 7 - 8, số lượng bệnh có thể tăng lên 800 - 900 bệnh nhân nội trú/ngày, trong khi những tháng dịu mát hơn, con số này có thể khoảng 500 - 700.
Khi nhiệt độ tăng cao vào những tháng ngày mùa hè nóng bức, người cao tuổi sẽ hay gặp các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phổi. Thay đổi nhiệt độ đột ngột vì “tắm giải nhiệt” có thể gây sốc nhiệt ở người lớn tuổi, một trong các triệu chứng thường gặp là đau đầu do co thắt mạch máu não. Thời tiết nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước nhiều quá nên có thể dẫn đến hiện tượng cô đặc máu dễ tăng nguy cơ đột quỵ cấp. Ngoài ra, mồ hôi tăng tiết, người lớn tuổi còn gặp các vấn đề về da như dị ứng, nổi sẩn đỏ, vùng kẽ tay hay vùng nách - bẹn dễ mắc các bệnh nấm da…
Một bà cụ (82 tuổi, Quận 5) nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở, ho khan. Kết quả chụp phim X-quang cho thấy, bà cụ bị viêm phổi. Qua khai thác bệnh sử, chúng tôi được biết, vì nóng quá, nên bà đi tắm liên tục. Bà cụ phải nhập viện, sử dụng kháng sinh trong 2 tuần và được các y bác sĩ điều trị nâng đỡ tổng trạng.
Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóngKhi nhiệt độ tăng cao bất thường, nếu không biết bảo hộ và phòng ngừa khi ra ngoài nắng, có thể dẫn tới tử vong.
Khi nhiệt độ tăng cao bất thường, nếu không biết bảo hộ và phòng ngừa khi ra ngoài nắng, có thể dẫn tới tử vong
Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng
Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...
Người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.
Nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
Đa số, người ta thường đề cập đến các bệnh lý hô hấp, cảm cúm thoáng qua, rối loạn tiêu hóa vào mùa nắng nóng ở người cao tuổi. Nhưng, bệnh lý đau đầu có thể dẫn đến đột quỵ cũng cần chú ý đối với người cao tuổi.
Một số trường hợp người lớn tuổi khác do lười uống nước nên bị đột quỵ. Tình trạng mất nước nhiều quá dẫn đến co mạch, giảm lưu lượng thể tích máu nên thiếu máu lên não, tác động tiêu cực lên não phải khiến bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.
Một số trường hợp người lớn tuổi khác do lười uống nước nên bị đột quỵ. Tình trạng mất nước nhiều quá dẫn đến co mạch, giảm lưu lượng thể tích máu nên thiếu máu lên não, tác động tiêu cực lên não phải khiến bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.
Một nguyên nhân nữa khiến người cao tuổi dễ có nguy cơ bị đột quỵ trong mùa nắng nóng hiện nay đó chính là không gian ở thường gắn máy lạnh. Người cao tuổi ở trong phòng máy lạnh, đột ngột bước ra bên ngoài, nóng với nhiệt độ cao hơn, sẽ hay bị choáng, xây sẩm, ngất. Tùy đáp ứng của mỗi bệnh nhân, nhiều trường hợp sốc nhiệt có thể dễ đưa tới đột quỵ, tử vong.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo theo bệnh nền tim mạch, nên khi thay đổi của cơ thể phản ứng với nắng nóng có thể làm tim đập nhanh lên, bệnh nhân càng cảm thấy khó chịu; hoặc đau ngực, hoặc ảnh hưởng huyết áp khi mất nước nhiều làm tụt huyết áp… Nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp trên nền bệnh lý tim mạch có sẵn hoặc có thể nhồi máu cơ tim…
Nhiệt độ tăng trong những tháng hè có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người cao tuổi có bệnh nền, như: Bệnh phổi mạn tính tăng nguy cơ tử vong tăng 3,7%; nguy cơ tử vong ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường là 4%; nguy cơ tử vong do đau tim hoặc suy tim là từ 2,8 - 3,8%. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Harvard (Mỹ) cũng tìm thấy, tỷ lệ tử vong ở những người trên 65 sẽ giảm 1 - 2% ở những thành phố có nhiều vùng cây xanh hơn.
Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóngĐối với những bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo theo bệnh nền tim mạch, nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp hoặc có thể nhồi máu cơ tim...
Các triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng
Triệu chứng điển hình nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40oC, kèm theo ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm:
- Đau nhức đầu
- Choáng váng, hoa mắt.
- Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng
- Da đỏ, khô, nóng hừng
- Chuột rút, tê người
- Buồn nôn và nôn
- Tim đập nhanh
- Thở nông
- Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng
- Phát cơn co giật, động kinh
- Ngất xỉu, bất tỉnh.
Cách sơ cứu khi bị đột quỵ do nắng nóng
- Đắp mát cho bệnh nhân nắng nóng bị đột quỵ
- Đắp mát cho bệnh nhân nắng nóng bị đột quỵ
- Nếu nghi ngờ người thân hoặc ai đó đang lên cơn đột quỵ do nắng nóng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Trong khi chờ cấp cứu, nên đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo. Nếu nhận thấy thân nhiệt nạn nhân quá nóng, hãy dùng mọi cách để làm mát cho họ như:
- Dùng quạt để làm mát, áp khăn thấm ướt lên người nạn nhân.
- Chườm nước đá vào các vùng bẹn, nách, vì đây là những vị trí có nhiều mạch máu gần với da, khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt.
- Cho nạn nhân vào bồn tắm, xả nước mát vào.
Xử trí đúng mực với người cao tuổi
Với những trường hợp như bà cụ 82 tuổi nói trên, khi cơ thể ra nhiều mồ hôi vì nóng không nên tắm nước lạnh ngay mà phải ngồi nghỉ ngơi chừng 30 phút, để mồ hôi khô ráo, lỗ chân lông thu nhỏ lại, không giãn ra mới được đi tắm. Vệ sinh cơ thể hàng ngày để giảm các vấn đề về nấm da.
Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo theo bệnh nền tim mạch, nên khi thay đổi của cơ thể phản ứng với nắng nóng có thể làm tim đập nhanh lên, bệnh nhân càng cảm thấy khó chịu; hoặc đau ngực, hoặc ảnh hưởng huyết áp khi mất nước nhiều làm tụt huyết áp… Nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp trên nền bệnh lý tim mạch có sẵn hoặc có thể nhồi máu cơ tim…
Ước tính, cơ thể con người, nước chiếm từ 50% - 70% trọng lượng cơ thể, ở người cao tuổi nước chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể. Một ngày, qua con đường tiêu hóa, con đường tiết niệu, con đường hô hấp và bài tiết qua da chúng ta thải ra trung bình 2l – 2,5l nước trong cơ thể. Do vậy, người lớn tuổi nên bù vừa phải từ 1,5l - 2l nước/ngày.
Trong những đợt nắng nóng, người cao niên nên uống nước đun sôi để nguội và các loại nước trái cây (nước ép trái cây, nước dừa, nước cam..) thường xuyên, với một nguyên tắc là dinh dưỡng đầy đủ vào mỗi bữa ăn, cũng như uống nước lượng nước đầy đủ cho ngày, không nên uống nước nhiều và nhanh trong cùng một lúc. Ngoài ra, người lớn tuổi tránh uống rượu cũng như các loại nước uống có chất kích thích.
Trong thời gian này, dịch bệnh COVID - 19 lây lan và mùa nắng nóng, hệ miễn dịch của người lớn tuổi sẽ gặp rất nhiều thử thách. Vì vậy, người chăm sóc cũng như người nhà cần chú tâm bổ sung đa dạng thực phẩm, mỗi bữa ăn nên giàu rau củ quả tươi giàu các vitamin thiết yếu như vitamin C. Đồng thời, trong những ngày nắng nóng, để giúp tăng khẩu vị cho người cao tuổi, chúng ta nên chú trọng cho người cao tuổi ăn các bữa ăn nhỏ, nhẹ và dàn trải ra trong ngày.
Bao gồm các loại trái cây và rau quả tươi như đào, mận, quả mọng, dưa hấu, mía, xoài, các loại trái cây có múi, bí ngô, bầu, dưa chuột và hành tây vì chúng dễ tiêu hóa, có đặc tính làm mát, hữu ích cho các vấn đề về dạ dày như giảm dịch vị axit và sẽ bổ sung nước cho cơ thể.