Cách bổ sung Acid Folic và Vitamin tổng hợp cho bà bầu

- Sức khỏe
Cách bổ sung Acid Folic và Vitamin tổng hợp cho bà bầu
Để em bé sinh ra được khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất cần thiết là vô cùng quan trọng. Acid Folic (Vitamin B9) là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Centers for Disease Control) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 micrograms Acid Folic mỗi ngày.Tuy nhiên Bổ sung vitamin tổng hợp và Acid Folic từ thời điểm nào trước khi mang thai với liều lượng như thế nào là hợp lý nhất thì không phải ai cũng biết?

bo sung acid folic cho ba bau

1. Bổ sung Acid Folic

Acid Folic là gì?
Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu.

Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, hoa quả, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thực phẩm lên men và thịt bò,...

Vai trò của acid folic đối với bà bầu
Acid folic là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Bởi hồng cầu là nhân tố quan trọng giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể. Vai trò của acid folic trước lúc có thai hoặc tuần đầu tiên của thai kỳ còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy acid folic cũng có thể ngăn ngừa dị tật tim ở đứa trẻ và các dị tật bẩm sinh về miệng là hở môi và vòm miệng.

Nên bắt đầu bổ sung Acid Folic từ khi nào là hợp lý nhất?

Những dị tật bẩm sinh này có thể xuất hiện trong khoảng thời gian 3 - 4 tuần đầu của thai kỳ. Do vậy, việc bổ sung Acid Folic trong giai đoạn sớm, khi não và tủy sống đang phát triển là vô cùng cần thiết. Thai phụ nên bổ sung Acid Folic từ 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), thai phụ nên bổ sung Acid Folic hằng ngày, chậm nhất là 1 tháng trước khi mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cũng nên bổ sung loại vitamin này, do dự trữ sắt thấp vì bị mất máu trong các kỳ kinh nguyệt khiến nữ giới dễ bị thiếu Acid Folic hơn nam giới, dẫn đến thường xuyên mệt mỏi.

bo sung acid folic cho phu mang thai

Nên uống Acid Folic trước khi có bầu để giảm thiểu nguy cơ sinh non

Bổ sung acid folic như thế nào?
Bổ sung từ thực phẩm

Các nguồn rau củ quả và những thực phẩm lên men và thịt bò chính là nguồn cung cấp lượng acid folic cần thiết dành cho bà bầu. Những thực phẩm giàu acid folic bao gồm:

- Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng,..
- Rau xanh
- Măng tây
- Nước cam hoặc quả cam
- Trứng luộc chín
- Gạo lức
- Bánh mì đen
- Bổ sung Axit folic bằng thuốc uống

bo sung acid folic tu thuc pham

Nguồn bổ sung Acid folic tốt nhất là từ ngũ cốc dinh dưỡng

Bổ sung Axit folic bằng thuốc uống

Trong một số trường hợp việc bổ sung acid folic bằng những loại thực phẩm thông thường không đáp ứng được nhu cầu của bà bầu. Do đó việc sử dụng các loại thuốc uống bổ dung acid folic là rất cần thiết

Theo khuyến cáo trước khi có thai bạn nên uống một viên thuốc bổ sung acid folic có chứa 400 microgam acid folic mỗi ngày.

Trong thời gian thai kỳ, phụ nữ được khuyên sử dụng 600 microgam acid folic mỗi ngày. Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc chứa acid folic trước sinh cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể mua thuốc chứa acid folic trước sinh mà không cần đơn của bác sĩ.

Chú ý là acid folic được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày từ 400 đến 600 microgram, khi đó lượng acid folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trong trường hợp sử dụng acid folic với liều cao trên 1000 microgam mỗi ngày và trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích và nặng nề nữa là động kinh.
Người mẹ cũng lưu ý thêm là, viên bổ sung vitamin có nhiều loại kết hợp Acid Folic với sắt. Sau khi uống viên chứa Acid Folic và sắt, phân đi ngoài có thể có màu đen của sắt chứa trong viên uống nên đó hoàn toàn không phải là dấu hiệu đáng ngại.


2. Bổ sung các loại Vitamin và các yếu tố vi lượng
Cần bổ sung loại vitamin nào, các yếu tố vi lượng ra sao cũng là vấn đề mà nhiều phụ nữ khi chuẩn bị có thai quan tâm.

Sắt là yếu tố quan trọng thứ 2 với phụ nữ đang chuẩn bị mang thai, chỉ sau Axit Folic. Trong quá trình mang thai, nhu cầu sắt của phụ nữ cao gấp đôi bình thường, trong khi đó, trữ lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ thường thấp do mất máu trong các chu kỳ kinh nguyệt. Lượng sắt đầy đủ trước trong cơ thể khi mang thai chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp phòng tránh rủi ro và nguy cơ dị tật thai nhi.

Chính vì vậy, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ sắt nếu có ý muốn mang thai. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì phụ nữ nên bổ sung từ 30 - 60 mg sắt mỗi ngày tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Với yếu tố vi lượng này thì phụ nữ có thể bổ sung theo dạng viên uống với hàm lượng chuẩn.

Đối với những phụ nữ có thai bị thiếu máu, cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài Axit Folic và sắt cần bổ sung trước khi mang thai, các loại vitamin khác cũng được chứng minh là góp phần giảm các bất thường cũng như dị tật cho thai nhi. Một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể người phụ nữ trước khi mang thai giúp dự trữ, và chuẩn bị vào thai kỳ với tâm thế vững vàng và ổn định hơn.

Hơn thế nữa, giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ thường bị nghén không ăn uống được, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng vì thế nguồn dự trữ trước khi mang thai là rất quan trọng.,.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống, Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua... Vitamin C trong các loại rau xanh, trái cây tươi... Chế độ ăn của mỗi người cũng như do ảnh hưởng từ tính chất công việc, cuộc sống khiến cho bạn rất khó để bổ sung đủ các vitamin, yếu tố vi lượng với hàm lượng phù hợp. Do vậy, lựa chọn các dạng viên uống đã được nghiên cứu và cân đối các chất bổ sung vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Tuy nhiên, bổ sung dưỡng chất, Axit Folic và vitamin cho mẹ chuẩn bị mang thai không phải là vấn đề quá dễ dàng. Lý do bởi vì thể trạng, cân nặng, cũng như tình trạng của mỗi người phụ nữ khác nhau, đặc biệt là những phụ nữ có thêm các bệnh lý khác, từ nhẹ như đau đầu, suy dinh dưỡng, thiếu máu,... đến những bệnh lý nặng hơn, nguy hiểm hơn. Do vậy, để chắc an toàn cũng như hiệu quả cao nhất trong chăm sóc sức khỏe cho mẹ để chuẩn bị cho thai nhi khỏe mạnh, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
0.03237 sec| 1939.547 kb