Bệnh Tổ Đỉa & Ghẻ Nước - Dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị

- Sức khỏe
Bệnh Tổ Đỉa & Ghẻ Nước - Dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị
Tổ đỉa và ghẻ nước là 2 bệnh lý ngoài da thường gặp. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau do chúng đều đặc trưng bởi các mụn nước li ti và dấu hiệu ngứa dữ dội. Nếu không thể phân biệt được 2 dạng bệnh này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, thậm chí khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng bệnh tổ đỉa và ghẻ nước và chỉ ra phương án điều trị cho cả hai.

Tổ đỉa và ghẻ nước là bệnh gì?

Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước mọc sâu dưới da, khu trú chủ yếu ở bàn tay và bàn chân, gây ngứa dữ dội.

benh to dia

Tổ đỉa thường tiến triển theo chu kỳ, dễ tái phát và khó xác định nguyên nhân cụ thể.

Giống như tổ đỉa, ghẻ nước cũng được nhận biết bởi sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, các mụn nước này nổi trên bề mặt da, ảnh hưởng tới tất cả các vị trí trên cơ thể, nhưng tập trung nhiều ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay.

Bệnh ghẻ nước

Bệnh có khuynh hướng phát triển mạnh vào mùa đông. Đối tượng bị ghẻ nước chủ yếu là những người sống trong môi trường đông đúc, ô nhiễm, vệ sinh da kém. Bệnh có thể được điều trị dễ dàng nhưng có nguy cơ lây lan rất cao nếu không được kiểm soát tốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng.  Một số yếu tố được coi là nguyên nhân làm bùng phát bệnh bao gồm:

- Nhiễm khuẩn, virus: thường là vi khuẩn đường ruột và liên cầu

- Dị truyền

- Dị ứng hóa chất và thuốc

- Căng thẳng thần kinh và suy giảm thể chất

- Dị ứng thực phẩm

- Rối loạn thần kinh thực vật, đổ nhiều mồ hôi tay chân

- Bệnh tật: Các bệnh dị ứng, miễn dịch, bệnh gan, thận…

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa và rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, tổ đỉa có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành (20-40 tuổi).

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước

Thủ phạm gây bệnh ghẻ nước là do một loại ký sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scabie hominis gây ra. Chúng còn được gọi là bọ ve hay mạt ngứa. Ký sinh trùng ghẻ có kích thước rất nhỏ, chỉ dài khoảng 0,3 – 0,5mm, chúng có thể tồn tại khắp mọi nơi mà không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Sau khi tấn công vào da, những con ghẻ cái sẽ đào hang, đẻ trứng và phát triển nhanh chóng về mặt số lượng. Chúng thải ra các chất khiến da bị kích ứng và dẫn đến bệnh ghẻ nước.

Một số yếu tố thuận lợi có thể tạo điều kiện cho Sarcoptes scabie hominis xâm nhập vào da và gây bệnh như:

- Môi trường sống bị ô nhiễm: Những người sống trong môi trường có nhiều khói bụi, nấm mốc, nguồn nước bị ô nhiễm dễ bị bệnh ghẻ nước hơn những người khác.

- Vệ sinh cá nhân kém: Không tắm rửa hàng ngày, da đổ nhiều mồ hôi nhưng không được làm sạch… đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Sống trong môi trường đông đúc, chật chội: Chẳng hạn như nhà tù, viện dưỡng lão, trường học

- Ngập lụt: Mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi cho loài ghẻ cái này sinh sôi và phát triển. Do đó, ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội… thường xuyên bị ngập, hay những nơi dễ bị lũ lụt sẽ có nguy cơ bị ghẻ nước cao hơn.

Triệu chứng bệnh tổ đỉa:

Các mụn nước có kích thước nhỏ, mọc sâu dưới da và được bao phủ bởi lớp da dày cứng, khó vỡ. Chúng mọc rải rác học thành cụm.

Mụn nước tổ đỉa thường không tự vỡ và khô teo lại và tự tiêu. Tại vị trí da đó, xuất hiện lớp sừng màu vàng. Sau đó đóng vảy, bong tróc để lại nền da màu hồng, bóng nhẵn, viền vằn vèo.

Bệnh gây ngứa dữ dội nên dễ phát sinh bội nhiễm do cào gãi, dẫn đến mụn mủ, sưng tấy, nóng sốt, hạch cổ, nách, bẹn…

Triệu chứng bệnh tổ đỉa chỉ xảy ra trong phạm vi long và các ngón tay, chân, hiếm khi vượt quá cổ tay, cổ chân.

Bệnh thường khởi phát thành từng đợt, nghiêm trọng hơn và mùa xuân hè và giảm dần vào mùa đông.

trieu chung benh to dia va ghe nuoc

Phân biệt triệu chứng bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Triệu chứng bệnh ghẻ nước

Khi xuất hiện, ghẻ nước có thể gây ra một số dấu hiệu ngoài da như:

- Ngứa: Cơn ngứa do bệnh ghẻ nước có tính chất dữ dội. Ban đêm, người bệnh sẽ bị ngứa nhiều hơn do các hoạt động của ghẻ cái như đào hang hay đẻ trứng được thực hiện chủ yếu vào ban đêm.

- Da nổi nhiều mụn nước: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh ghẻ nước. Trên vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện tổn thương dạng mụn nước. Chúng chứa đầy dịch lỏng bên trong và có thể bị vỡ ra khi gãi ngứa hay ma sát với quần áo. Mụn nước ngứa có khuynh hướng xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra các vùng da lành xung quanh hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Trường hợp xuất hiện ở vùng kín, mụn nước thường có màu đỏ nhạt, kích thước cỡ hạt đậu tương hoặc nhỏ hơn nhưng rất ngứa.

- Xuất hiện các rãnh ghẻ: Những con ghẻ cái khi đào hang và đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh trên bề mặt da. Chúng có chiều dài khoảng 2 – 4 mm.

Phương pháp điều trị

Dầu DEP: Dầu DEP là chất lỏng không màu, không mùi, sánh, an toàn cho làn da và tuyệt đối không gây kích ứng da. Khi sử dụng bạn chỉ cần bôi lên vết thương, không bôi lên vùng xung quanh, không bôi lên niêm mạc hay để dính vào mắt. Sử dụng thuốc mỗi ngày 2-3 lần và thực hiện liên tục 3 ngày, sau đó mới tắm sạch sẽ, giặt quần áo là đã có thể cảm nhận hiệu quả từ từ tác động vào các vùng ổ bệnh.

Benzyl Benzoate 33%:

Thuốc có khả năng thấm sâu vào trong ổ bệnh và tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ nước. Khi sử dụng, bạn bôi Benzyl Benzoate lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày ( trừ da đầu và mặt). Nên để 3 ngày rồi tắm lại bằng nước ấm.

Kem Permethrin 5%:

Permethrin 5% được bôi từ cổ xuống toàn thân để tiêu diệt mạt ngứa và trứng của chúng. Sau khi bôi thuốc, để khoảng 8 – 14 giờ sau mới được tắm. Bạn cần bôi Permethrin 5% liên tục trong khoảng 1 tuần.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, châm chích da. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước bằng loại thuốc này.

Lindane 1%:

Lindane 1% được chỉ định cho những trường hợp bị ghẻ nước nặng khi không đáp ứng được với các loại thuốc điều trị khác. Ưu điểm của thuốc là có tác dụng nhanh nhưng lại gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Vì vậy loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho bà bầu và trẻ em.

Cách sử dụng: Lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên khu vực da cần điều trị. Sau khoảng 8 giờ rửa sạch lại với nước.

Kem Eurax trị ghẻ và sẩn ngứa: Với liều lượng ngứa bôi 2 – 3 lần/ngày, ghẻ bôi 1 lần vào buổi tối trong 2 – 3 ngày; tắm trước khi bôi khi thực hiện đều đặn sẽ giúp cho các vết ghẻ ngứa nhanh chóng biến mất và không để lại hư tổn trên bề mặt da.

⭐⭐⭐Đặc biệt với trường hợp Eczema (TỔ ĐỈA) chúng tôi đã nghiên cứu phương pháp chữa đặc hiệu là MỄ LẤY MÁU ĐỘC. Việc sử dụng dung dịch rửa vết thương sau mễ để phòng nhiễm khuẩn đã được các chuyên gia cực kỳ chú trọng. Bởi mật độ mễ rất dày nên không ưu tiên các loại sát khuẩn chứa cồn vì sẽ gây sót, buốt; hơn nữa vùng da đó cần nhanh chóng được phục hồi nên dung dịch MAXIBAC Spray được lựa chọn. Nhờ vào thành phần tự nhiên với chiết xuất phỉ & nano bạc - vừa không xót, buốt do không chứa cồn, vừa nhanh liền vết thương do không ảnh hưởng quá trình tạo hạt.

dieu tri benh to dia

MAXIBAC điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả. Không sót, nhanh lành, an toàn với trẻ em

------------------------------------


Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá (có 1 bình luận và đánh giá)

SStaddyRag

Valtrex For Dogs https://newfasttadalafil.com/ - how much does cialis cost Lbnwak Itjzpq Cialis Zentel 400mg Rpoacc Cialis Langzeitfolgen https://newfasttadalafil.com/ - Cialis

Trả lời.1 năm trước
Nhấn vào đây để đánh giá
0.03206 sec| 1987.641 kb