Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu (tiếng Anh: diphtheria) à bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu – tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây ra.
Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố, dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn; nặng thì hôn mê, sau đó tử vong. Một số trường hợp biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên. Ở những người không được tiêm phòng, hoặc không được điều trị kịp thời, 10% trường hợp người bệnh sẽ tử vong mặc dù đã dùng kháng sinh và sử dụng thuốc chống huyết thanh.
Bệnh bạch hầu được Hippocrates – ông tổ của ngành y học phương Tây – miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Một số tài liệu cũng nhắc đến sự hoành hành của bệnh bạch hầu ở Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng năm 1883-1884, và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu?
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn bạch hầu có 3 týp là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.
Triệu chứng bệnh Bạch hầu
Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh như sau :
- Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.
- Đau họng và khàn giọng
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Khó thở hoặc thở nhanh
- Chảy nước mũi
- Sốt và ớn lạnh
- Khó chịu
Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu gây ra chỉ gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả. Những người bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không biết về căn bệnh của mình được gọi là người mang bệnh bạch hầu (carriers of diphtheria), bởi vì họ có thể lây truyền bệnh cho cộng động mà không có triệu chứng bị bệnh.
Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria)
Một loại bạch hầu thứ hai có thể ảnh hưởng đến da với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da. Mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới, bệnh bạch hầu trên da cũng xảy ra ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở những người có vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc.
Con đường lây lan của vi khuẩn
Vi khuẩn C. Diphtheria thường lây truyền qua 3 con đường:
Chất tiết: khi người nhiễm hắt hơi hay ho, người ở gần nếu hít phải chất tiết có thể hít vi khuẩn.
Vật dụng cá nhân bị nhiễm: do sử dụng lại vật dụng của người nhiễm, uống nước từ li chưa rửa sạch của người nhiễm. Hoặc tiếp xúc gần với các vật phẩm khác mà dịch tiết chứa vi khuẩn có thể đọng lại.
Dụng cụ nhà cửa bị nhiễm: đồ chơi, khăn.
Bạn cũng có thể nhiễm khuẩn nếu chạm vào vết thương của người nhiễm. Người nhiễm không điều trị có thể truyền vi khuẩn cho người khác trong thời gian lên đến 6 tuần. Nhất là khi họ hoàn toàn không có triệu chứng.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Đến ngay cơ sở Y tế khám ngay lập tức nếu phụ huynh hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu. Nếu không chắc chắn liệu trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì phụ huynh cũng nên đưa con đến cơ sở Y tế khám và kiểm tra lại vấn đề này. Phụ huynh hãy đảm bảo con mình được tiêm vacxin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch.
Biến chứng của bạch hầu
Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến:
Vấn đề về thở. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tiết độc tố và độc tố này gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng ngay lập tức - thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp.
Đau tim. Độc tố bạch hầu có thể lây lan qua dòng máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể, chẳng hạn như cơ tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim. Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể nhẹ, biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.
Tổn thương thần kinh. Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh. Mục tiêu điển hình là dây thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, nếu ở cánh tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ. Nếu độc tố Corynebacterium diphtheriae làm tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt.
Về điều trị, hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng này, nhưng quá trình phục hồi thường chậm. Bạch hầu gây tử vong ở khoảng 3% những người mắc bệnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Bạch hầu
- Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm:
- Trẻ em và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu
- Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh
- Bất cứ ai đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu
Bạch hầu hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ và Tây Âu, nơi các quan chức y tế đã tiêm vắc-xin cho trẻ em chống lại tình trạng này trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ở những khu vực tiêm vắc-xin bạch hầu chưa phải là bắt buộc thì căn bệnh này chủ yếu là mối đe dọa đối với những người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, những khách du lịch quốc tế hoặc tiếp xúc với những người từ các nước kém phát triển.
Bạch hầu có thể điều trị được không?
Kháng độc tố (Diphtheria Antitoxin)
Được sản xuất từ ngựa
Được dùng đề điều trị bạch hầu từ thập niên 1890 tại Mỹ
Không dùng để dự phòng bạch hầu
Chỉ trung hòa độc tố tự do trong tuần hoàn. Không có tác dụng với độc tố đã gắn vào mô
Kháng sinh
Dùng Erythromycin uống hay chích trong vòng 14 ngày
Hoặc Procaine Penicillin G tiêm bắp hàng ngày trong 14 ngày
Bệnh thường không lây sau 48 giờ dùng kháng sinh.
Xác nhận đã loại vi khuẩn hoàn toàn khi 2 lần cấy liên tiếp đều âm tính. Được thực hiện sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh
Dự phòng
Đối với người tiếp xúc gần với người nhiễm: được uống kháng sinh Benzathine Penicillin hoặc Erythromycin 7 – 10 ngày
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu như thế nào?
Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine. Vaccine bạch hầu được tích hợp trong các vaccine kết hợp. Bao gồm:
Vaccine 6 trong 1: Hexaxim, Infanrix Hexa (6 bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, Haemophillus influenzae type B)
Vaccine 5 trong 1: Pentaxim (5 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, Haemophillus influenzae type B). Hoặc ComBE Five (5 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, Haemophillus influenzae type B)
Vaccine 4 trong 1: Tetraxim. Phòng 4 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt
Vaccine 3 trong 1: Adacel. Phòng 3 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván
Việt Nam đã có chương trình tiêm chủng mở rộng với bạch hầu và nhiều bệnh khác. Trẻ từ 2 tháng tuổi được tiêm 4 mũi lúc 2-3-4 tháng tuổi, nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. Một liệu trình tiêm phòng đầy đủ gồm 4 mũi. Khoảng cách giữa các mũi tối thiểu 1 tháng. Mũi thứ 4 cách mũi thứ 3 tối thiểu 6 tháng.
Sau khi đã có miễn dịch với bạch hầu lúc nhỏ, cần tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Vì khả năng miễn dịch với bạch hầu sẽ giảm theo thời gian. Trẻ đã tiêm đủ trước 7 tuổi sẽ được tiêm nhắc lại lúc 11 – 12 tuổi và mỗi 10 năm. Tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng khi bạn du lịch đến nơi có tần suất bạch hầu cao.
Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Hãy đi đến trung tâm chủng ngừa để được tiêm vaccine nếu con bạn chưa được tiêm. Cũng như hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn có những triệu chứng được đề cập trong bài.
SSwearge
Levitra Verschreibungspflichtig https://newfasttadalafil.com/ - cheap cialis Jatrtd Wevbqa Cialis Generika Osterreich overnight cialis delivery https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Lvcwnx Break 25 Mg Viagra